Tiểu sử Nikki Haley

Haley sinh ra với tên Nimrata Nikki Randhawa[1][2] tại Bamberg, Nam Carolina, vào ngày 20 tháng 1 năm 1972, trong một gia đình người Ấn Độ theo đạo Sikh. Cha mẹ cô, Ajit Singh Randhawa và Raj Kaur Randhawa, là người nhập cư từ huyện Amritsar, Ấn Độ. Cha cô là một giáo sư sinh học, mẹ cô đã thành lập một cửa hàng bán quần áo. Cô có hai anh em trai, Mitti và Charan, và một chị/em gái, Simran, sinh ra ở Singapore.[8] Haley tốt nghiệp trường trung học Orangeburg Preparatory Schools và Đại học Clemson với văn bằng cử nhân kế toán.[9]

Cô đã giúp mẹ trong kinh doanh; từ năm 13 tuổi cô bắt đầu phụ chăm sóc sổ sách kế toán. Sau khi tốt nghiệp, cô làm việc cho Tổng công ty FCR, một công ty quản lý chất thải và tái chế,[10][11] trước khi cô quay trở lại công việc kinh doanh của mẹ vào năm 1994 và tiếp quản việc quản lý tài chính. Cô cùng với mẹ xây dựng cửa hàng thành công ty quần áo cao cấp Exotica International, với doanh số bán hàng đạt hàng triệu Mỹ kim (USD).[12]

Haley được bổ nhiệm vào ban giám đốc Phòng Thương mại Quận Orangeburg năm 1998 [13][14] và ban quản trị Phòng Thương mại Quận Lexington năm 2003. Haley đã trở thành thủ quỹ của Hiệp hội quốc gia của Phụ nữ kinh doanh (National Association of Women Business Owners) năm 2003 và chủ tịch vào năm 2004.[13] Bà từng chủ trì Gala gây quỹ tại Lexington cho các bệnh viện địa phương,[12] cũng như hoạt động trong nhiều hội đoàn tại Lexington về y tế, kinh doanh và thiện nguyện, và là thành viên Câu lạc bộ Rotary (Rotary International) tại Lexington.[15]

Video Nikki Haley và hai con tham gia thử thách dội nước đá lên đầu vì mục đích từ thiện, tháng 8 năm 2014

Ngày 6 tháng 9 năm 1996, bà kết hôn với Michael Haley, một sĩ quan Quân đội Hoa Kỳ và có hai con là Rena và Nalin.[16] Nikki Haley xác định bản thân mình ngày hôm nay là một tín hữu Kitô giáo theo Phong trào Giám lý,[17] nhưng vẫn tham gia các buổi lễ tôn giáo của đạo Giám Lý và cả đạo Sikh vì "tôn trọng văn hóa của cha mẹ".[18][19]

Haley đã được bầu vào Nghị viện Nam Carolina từ năm 2004 và được bầu chọn lại nhiệm kỳ 2 vào năm 2006[20][21][22] và nhiệm kỳ 3 năm 2008.[21][22]

Tranh cử thống đốc

Trong cuộc bầu cử thống đốc Nam Carolina năm 2010, Haley đã được cựu Thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney và cựu Thống đốc Alaska Sarah Palin đề cử và được phong trào Tea Party ủng hộ.[23][24][25][26] Vào ngày 8 tháng 6 năm 2010, trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa, bà đạt được 49% số phiếu, nhưng không đủ số 50% cần thiết để tránh một cuộc bầu cử đối đầu. Halley thắng vòng kết của Đảng vào ngày 22 tháng 6 với 65%,[27] để được đại diện Đảng Cộng hòa ra tranh cử và giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử chức vụ thống đốc ngày 2 tháng 11 năm 2010, với tỉ lệ 51-47%, thắng Vincent Sheheen của Đảng Dân chủ.[28]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nikki Haley http://www.asiantribune.com/news/2010/06/12/nikki-... http://www.facebook.com/note.php?note_id=389119888... http://www.hindustantimes.com/world-news/trump-ple... http://www.hoovers.com/companyindex/North_Carolina... http://www.huffingtonpost.com/2012/01/22/nikki-hal... http://articles.latimes.com/2010/nov/02/news/la-pn... http://www.manta.com/c/mmn2jpk/fcr-inc http://www.newsweek.com/2010/07/03/woman-on-the-ve... http://nikkihaley.com/bio.htm http://www.nikkihaley.com/